Thuê xe ô tô tự lái đi cầm phạm tội gì ?
Lợi dụng việc thuê xe ô tô tự lái đang được phát triển tăng vọt, khách hàng có thể dễ dàng thuê được một chiếc ô tô tự lái để phục vụ nhu cầu cá nhân của riêng mình. Nhưng nằm sau những lợi ích đó là những rủi ro khi cho thuê xe ô tô tự lái một số đối tượng – băng nhóm lợi dụng việc thuê xe đem đi cầm cố hay thế chấp.Các bạn hãy cùng cầm đồ Camdomp tìm hiểu chung nhé!
Một trong những loại tài sản có giá trị cao chúng ta cần phải kể đến đó là xe ô tô, khi đem chúng đi cầm cố cũng mang lại giá trị cao cho người cầm. Lợi dụng việc cho thuê xe ô tô tự lái có nhiều kẻ hở trong hình thức, quy trình những đối tượng – băng nhóm đã thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vô cùng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chủ tiệm cầm đồ và cả người cho thuê xe.
Thuê xe ô tô tự lái đi cầm cố vậy sẽ bị phạt như thế nào?
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạm vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Những chiêu trò thuê xe tự lái đem đi cầm cố.
Dịch vụ thuê xe tự lái thường gặp nhiều rủi ro nếu cho người lạ thuê. Thông thường các nhà xe thường bắt các khách hàng nộp lại chứng minh và ký hợp đồng thuê và không giao các giấy tờ xe liên quan. Khi có sự cố thì chỉ cần điện cho chủ xe để giải quyết. Tuy nhiên với công nghệ, máy móc hiện đại, thì các đối tượng này sẽ sử dụng các chiêu trò làm giả các giấy tờ xe, tên và chứng minh của mình hoặc của người khác rồi nhờ đem vào các tiệm cầm đồ để thế chấp.
Nếu các chủ tiệm còn “non” kinh nghiệm, sẽ dễ dàng bị các đối tượng này qua mặt. Trình tự thủ đoạn của các đối tượng này lần lượt như sau:
- Thuê xe tự lái tại các dịch vụ cho thuê xe bằng giấy tờ thật hoặc giả.
- Làm giả giấy tờ xe, và các giấy tờ tùy thân có liên quan khác.
- Đem đến các tiệm cầm đồ để vay với số tiền tối đa.
- Nếu thành công chúng sẽ cao chạy xa bay và những thiệt hại để lại cho các nhà xe và cả chủ tiệm cầm đồ tự giải quyết.
Tóm lại việc thuê xe ô tô tự lái đi cầm phạm tội gì và bị xử phạm như thế nào?
Tất cả các tài sản ô tô thuê để tập lái mà đem đi bán hoặc cầm cố thì đều bị tội liên quan lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và đối tượng này sẽ bị pháp luật Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù và phạt tiền đến 20 năm nếu số tiền chiếm đoạt quá lớn.
Còn với đối tượng là chủ tiệm cầm đồ, nếu biết rõ tài sản do chiếm đoạt mà có, tài sản không chính chủ, mà vẫn nhận cầm cố thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự liên quan đến tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do lừa đảo mà có.
Khuyến cáo của chúng tôi là bạn nên tìm hiểu kỹ đối tác thuê xe của mình, trước khi quyết định cho thuê xe hoặc với chủ tiệm cầm đồ thì nên kiểm tra kỹ thông tin xe chính chủ trước khi quyết định nhận cầm cố tài sản, dù đó là ô tô, xe máy hoặc bất cứ chiếc xe có giá trị nào.